Quan Trắc Môi Trường Định Kỳ

Số 156 Vườn Lài, P. An Phú Đông, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0909210925

f3 f2 f1
Menu
Quan Trắc Môi Trường Định Kỳ

Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.

“Điều 39. Quan trắc việc xả nước thải


1. Đối tượng, tần suất và thông số quan trắc nước thải định kỳ:


a) Các cơ sở, khu công nghiệp và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống xử lý nước thải hoặc theo khối lượng nước thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương) từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm môi trường đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;

b) Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động, có quy mô công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường (theo tổng công suất thiết kế hoặc theo khối lượng nước thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường) từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm môi trường đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;


c) Các cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản này đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Tần suất tối đa không quá tần suất quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Khuyến khích các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này thực hiện quan trắc nước thải định kỳ, làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; trường hợp nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, phải rà soát lại hệ thống xử lý nước thải hoặc cải tạo, nâng cấp công trình xử lý nước thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải ra môi trường;

 

đ) Thông số quan trắc nước thải định kỳ thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường quy định. Đối với loại hình sản xuất đặc thù không có quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo ngành, lĩnh vực, các thông số quan trắc thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

e) Việc quan trắc lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này và quan trắc lưu lượng nước thải đầu ra của các đối tượng quy định tại điểm c khoản này thực hiện qua đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng.

 

ĐỐI TƯỢNG PHẢI QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG


2. Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở có nước làm mát không sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở có nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi), bao gồm:


a) Khu công nghiệp, cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;


b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;


c) Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;


đ) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;


e) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.


3. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.


Các dự án quy định tại khoản 2 Điều này đang triển khai xây dựng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục gồm: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, amonia;
Đối với dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có quy mô gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quyết định;
Đối với nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: Lưu lượng, nhiệt độ và chlorine.

 

4. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

 

CƠ QUAN GIÁM SÁT

1. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương có trách nhiệm:


a) Giám sát dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong các trường hợp: dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
 

b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định và khi được yêu cầu.


6. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục để theo dõi, giám sát và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải của mình. Các cơ sở này được miễn thực hiện chương trình quan trắc nước thải định kỳ theo quy định của pháp luật.


ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG

4. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.

2. Đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở có nước làm mát không sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở có nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi), bao gồm:
 

a) Khu công nghiệp, cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;


b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
 

c) Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
 

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
đ) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

 

e) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

 

QUAN TRẮC KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

“Điều 47. Quan trắc khí thải công nghiệp
1. Đối tượng, tần suất và thông số quan trắc khí thải định kỳ


a) Các cơ sở và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 03 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định về tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;


b) Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 06 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;

 

ĐỐI TƯỢNG PHẢI QUAN TRẮC KHÍ THẢI TỰ ĐỘNG

3. Đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục bao gồm:
a) Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

 

b) Các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh;
 

c) Khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
 

d) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
đ) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

 

3. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Các dự án quy định tại khoản 2 Điều này đang triển khai xây dựng, phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:

 

CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC KHÍ THẢI TỰ ĐỘNG

Thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:
a) Các thông số môi trường cố định gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO (trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát);

 

b) Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được nêu trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
 

4. Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

VIỆC QUẢN LÝ GIÁM SÁT SỐ LIỆU CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

5. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương có trách nhiệm:
 

a) Giám sát dữ liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc khí thải tự động, liên tục theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong các trường hợp: dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
 

b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định và khi được yêu cầu.
 

6. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục để theo dõi, giám sát và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đối với hệ thống, thiết bị xử lý khí thải của mình. Các cơ sở này được miễn thực hiện chương trình quan trắc khí thải định kỳ theo quy định của pháp luật.
 

7. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này được miễn thực hiện quan trắc khí thải định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
 

8. Kết quả quan trắc khí thải định kỳ, quan trắc khí thải tự động, liên tục được sử dụng để cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp.

 

QUAN TRẮC ĐỊNH KỲ CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT

“Điều 54a. Quy định về thực hiện quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp


1. Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gồm:
 

a) Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 39 Nghị định này;
b) Đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này;
c) Đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
d) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP phải thực hiện quan trắc thành phần môi trường đã gây ra ô nhiễm. Thành phần môi trường, tần suất và thông số quan trắc được xác định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

 

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ (sau đây gọi chung là Kế hoạch), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để theo dõi, giám sát; trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ thì đồng thời gửi kế hoạch cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc lập kế hoạch căn cứ vào các nội dung sau:

a) Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc các hồ sơ tương đương hoặc chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, cơ sở, khu công nghiệp tại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc các văn bản xác nhận, điều chỉnh khác có liên quan;
 

b) Các loại chất thải phát sinh theo từng nguồn, điểm xả thải; thành phần môi trường phải quan trắc; tần suất và thông số quan trắc môi trường định kỳ.
 

3. Tổ chức thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả quan trắc môi trường.

 

4. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
 

a) Theo dõi, giám sát việc quan trắc môi trường định kỳ của các đối tượng trên địa bàn; tổ chức kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết;
 

b) Khi cần thiết, trưng cầu đơn vị giám định độc lập có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để kiểm tra chéo mẫu chất thải do tổ chức dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện. Kết quả quan trắc môi trường của tổ chức giám định độc lập có giá trị pháp lý để thực hiện; kinh phí quan trắc sẽ do nhà nước chi trả từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp mẫu chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải sẽ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
 

c) Đánh giá kết quả quan trắc môi trường. Trường hợp kết quả quan trắc chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có văn bản nhắc nhở (lần đầu) và yêu cầu đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này rà soát lại quy trình vận hành, công trình bảo vệ môi trường để có kế hoạch điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp (nếu cần thiết), bảo đảm chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả, thải; trường hợp kết quả tự quan trắc tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ
 

a) Lập Kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác nêu trong Kế hoạch của mình;
 

b) Đề xuất đơn vị có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện quan trắc môi trường định kỳ cho cơ sở, khu công nghiệp của mình;
 

c) Sử dụng kết quả quan trắc nước thải công nghiệp để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định;
 

d) Sử dụng kết quả quan trắc môi trường định kỳ để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Quý Doanh nghiệp cần thực hiện quan trắc môi trường cho đơn vị của mình. Hãy liên hệ ngay với Đại Phú qua Hotline: 0909 210 925 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé!

© 2021 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠI PHÚ
Đang online: 4 Tháng: 619 Tổng truy cập: 59152
1
icon_zalod
images